Nghe có chút rùng rợn nhỉ? Đừng
vội giật mình. Đó chỉ là một câu danh ngôn của Benjamin Franklin mà thôi! Nhưng
ý nghĩa sau đó thì lại rất lớn...
Có nhiều bạn trẻ đã tự nói với chính mình rằng “đừng chết ở
tuổi 25”, cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời, của tuổi trẻ. Khi trái tim vẫn đang
căng tràn nhiệt huyết về cuộc sống, về những giấc mơ…
Vậy
tại sao có nhiều người vẫn chết ở tuổi 25?
Thật
ra, họ không chết về thể xác mà chết về tâm hồn.
Nhưng tại sao tâm hồn họ lại đóng cửa sớm như vậy khi mà họ
còn phải sống thêm một nửa đời người nữa mới được chôn cất?
Bởi
họ chẳng biết bản thân mình phải làm gì tiếp theo trong vòng 50 năm nữa của
cuộc đời ấy. Nến thôi chết đi, để cuộc đời tự đưa đẩy, đến đâu thì đến.
Nhưng tại sao tâm hồn họ lại đóng cửa sớm như vậy khi mà họ
còn phải sống thêm một nửa đời người nữa mới được chôn cất?
Bởi
họ chẳng biết bản thân mình phải làm gì tiếp theo trong vòng 50 năm nữa của
cuộc đời ấy. Nến thôi chết đi, để cuộc đời tự đưa đẩy, đến đâu thì đến.
Bởi ở
cái tuổi 25, với rất nhiều người đã có một công việc ổn định, có một gia đình
nhỏ hạnh phúc, với một hai đứa nhóc đang tập nói bi bô. Một cái kết thúc viên
mãn như thế có người phấn đấu cả đời cũng không được. Cho nên, với những người
ở tuổi 25 chạm tay vào được cái đích ấy, họ đã thấy hài lòng và thỏa mãn, không
còn mong muốn gì hơn nữa.
Vì
“không còn mong muốn gì” nên họ cứ thả trôi đời mình. Sáng đến cơ quan, tối về
nhà, ngủ, sáng lại đi làm như một cái máy được lập trình sẵn, ngày này qua ngày
khác. Cứ như thế cho đến năm 75 tuổi (giả sử họ sống thọ như thế) và thật sự
chết đi về thể xác sẽ được con cháu chôn cất tử tế với niềm tự hào rằng họ đã
sống một cuộc đời rất yên ả.
Cũng
vì có nhiều người sống “yên bình” như thế nên khi có một người trẻ làm khác đi
liền trở thành hiện tượng. Một cô gái dám bỏ công việc ngàn đô để đi du lịch,
một chàng trai trẻ bỏ ngang chức nhân viên để tự mở công ty làm ông chủ, hay
một bà mẹ trẻ vừa nuôi con nhỏ vừa học bằng tiến sĩ… trở thành thần tượng của
rất nhiều người đang sống “ổn định”.
Bởi
vì sao?
Vì có
thể họ cũng từng nghĩ mình cũng sẽ làm như thế nhưng lại sợ hãi, sợ phải phá vỡ
những quy tắc “ổn định”, “an nhàn” của bản thân để đương đầu với những điều mà
họ không dám chắc chuyện gì sẽ xảy ra. Rất nhiều người trẻ chọn cuộc sống ổn
định, mà không cần biết giấc mơ sau 25 tuổi
của mình là gì...
Ở quê tôi, vẫn có nhiều bố mẹ nói với con cái mình rằng,
không cần phải học giỏi, lấy bằng này bằng kia làm gì chỉ cần có một công việc
ổn định, tự nuôi sống bản thân mình là được. Thế nên, vẫn còn rất nhiều người
trẻ mới học hết cấp 2, cấp 3 liền nghỉ học. Không học đại học mà đi học những
nghề đơn giản như làm tóc, làm móng, sửa xe, điện tử… sau vài tháng là có thể
đi xin việc làm kiếm tiền mà không phải ăn bám bố mẹ 4 năm như mấy bạn chọn học
đại học.
Những
đứa trẻ ấy rồi cũng lớn lên, lập gia đình, sinh con mà không hề một lần nghĩ
ngợi rằng bản thân mình muốn gì và nhận thức được bản thân có thể làm được
gì. Rồi khi con cái của chúng được sinh ra, chúng lại nói với bọn trẻ rằng,
không cần học giỏi, chỉ cần có công việc tự nuôi sống bản thân là được rồi.
Cứ như thế, hai từ “ổn định” hay “chỉ cần có việc làm là
được” đã ăn sâu vào máu thịt của bao thế hệ. Câu nói: “Mỗi đứa trẻ sinh ra đều
có thể trở thành thiên tài nếu bố mẹ biết cách giáo dục đúng đắn” trở nên buồn
cười và lạ lẫm. Bởi có rất nhiều người làm bố mẹ, là thế hệ 8X, 9X được tiếp
xúc nhiều với công nghệ, thông tin… nhưng vẫn không hề biết cách giáo dục con
cái đúng cách. Vẫn đánh đập, la mắng con, bắt con phải theo ý mình, kìm hãm tài
năng, năng lực của đứa trẻ…
Nhìn
và nghe những chuyện bố mẹ phải bán nhà, bán đất kiếm tiền chạy việc cho con mà
tôi chẳng thể nói thêm điều gì. Lý luận của những ông bố, bà mẹ ấy nói rằng “hy
sinh đời bố cũng cố đời con”. Nhưng liệu có cũng cố được không khi một vài
người vì mất hàng trăm triệu để xin một công việc ổn định, được biên chế
vào nhà nước nhưng tiền lương hàng tháng cũng chỉ đủ chi tiêu. Vậy đến bao
nhiêu năm mới gom góp lại đủ số tiền mà đã bỏ ra xin việc.
Thậm
chí, nhiều người mất tiền chạy việc nhưng lại xin cho con vào trái ngành. Đơn
giản cũng chỉ vì “cho nó có việc làm, chứ ở nhà chơi không cũng chẳng biết làm
gì”.
Vậy đó! Cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ đang được lặp lại y
chang nhau! Họ chẳng còn cần quan tâm 50 năm tới mình sẽ thế nào. Cuộc sống
mình sẽ thay đổi ra sao. Vì cuộc sống an nhàn, đủ ăn đủ mặc như hiện tại là tốt
rồi.
Thế
nên, mới có rất nhiều người đã tình nguyện chết ở tuổi 25, thậm chí sớm hơn như
vậy đấy!
Còn
bạn thì sao? Có phải cũng đang chuẩn bị cho mình một cái kết tương tự?
Tôi
mong câu trả lời là Không!
Hãy
xem cuộc đời mình như là hạt đậu vậy! Được chôn xuống đất thì dù nắng hạn hay
mưa dầm cũng phải nảy mầm trước đã. Có thể sau đó sẽ bị nắng làm cháy héo hay
mưa làm cho mục rũa nhưng ít ra chúng ta đã tách ra khỏi vỏ và vươn thẳng mình,
ra khỏi mặt đất mà đi lên. Trừ khi là hạt đậu lép, có khiếm khuyết mới
không thể nảy mần được. Mặt khác, chúng ta cũng có quyền tin tưởng vào người
gieo trồng. Bằng kinh nghiệm của mình, họ luôn chọn thời điểm thích hợp để gieo
hạt và đảm bảo những hạt mình gieo xuống đều chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Vì
thế, hãy cảm ơn cha mẹ đã cho chúng ta cuộc đời này!
Bạn
hãy như hạt đậu ấy, đừng nằm im trong lòng đất vì sợ nắng mưa. Vì dù không
nảy mầm thì hạt đậu ấy cũng sẽ bị kiến tha đi hoặc đám sâu đất giày xéo.
Cuộc
đời không bao giờ hết những sợ hãi cả. Ai bảo chọn cuộc sống ổn định là tốt
nhất. Bởi với công việc hiện tại nếu bạn làm không tốt sẽ có người mới giỏi hơn
thay thế. Bởi với người chồng, người vợ hiện tại nếu
bạn không biết cách yêu và tôn trọng người ấy, đến một ngày họ cũng rời đi.
Vậy
cớ sao lại để mình chết ở tuổi 25?
Có
chăng chỉ là để mình nghỉ ngơi một đoạn ngắn thôi, rồi phải sống tiếp!
Theo: An Thi
No comments:
Post a Comment